Bài Vị
BÀI VỊ - BIỂU TƯỢNG CỦA TRUYỀN THỐNG HIẾU ĐẠO
Bài vị trong lễ nghi và tập tục truyền thống Á Đông, là một bản gỗ dùng để cúng tế liệt đại Thần minh, Thánh Hiền, Tổ Tiên cho đến các vị vong linh. Trên đó thường viết hoặc điêu khắc tên huý của Thần linh, người xưa hoặc tên vong, cho đến viết một số lời Cát tường, tượng trưng cho sự gửi gắm của thần linh cái Ngài đối với người sùng bái. Thế nhưng, bài vị hiện nay đã không còn giới hạn trong việc sử dụng gỗ đàn hương, gỗ cối, gỗ trầm hương và chất liệu gỗ truyền thống để chế tác nữa, mà còn sử dụng giả ngọc, đá pha lê, acrylic, v.v.. để tạo thành chất liệu chế tác sản phẩm.
Bài vị ở trong tiếng Nhật, tiếng Hàn gọi là "Vị Bài" (位牌), ở Trung Quốc hầu hết cũng gọi là "Thần toạ" (神座), "Thần bài" (神牌) , Thần chủ (神主), Thần Vị (神位), Lộc vị (祿位), Hương Vị (香位), Linh Vị (靈位), Liên Vị (蓮位) hoặc Mộc chủ (木主), người dân Phúc Châu thường gọi là "Bài sáo" (牌套); Thần vị khi trang trí ở trong Lầu các nhỏ thì gọi là "Thần Kham"(神龕), bài vị cúng tế ở trong Lầu các cúng tổ tiên cũng gọi là "Tổ Kham" (祖龕).
NƠI DÙNG BÀI VỊ
Bài vị là sản phẩm đặc biệt của tín ngưỡng nhà Nho, tuỳ theo sự truyền bá của Nho học mà việc sử dụng bài vị cũng thay đổi theo từng văn hoá Á Đông, lại tuỳ theo sự di cư của nhân khẩu Đông Á, việc lưu truyền đến các nơi ở Đông Nam Á.
Ý nghĩa của Tông pháp (luật gia trưởng) và Tông giáo
Nhà Nho cũng gọi là "Nho Giáo", "Lễ Giáo", "Danh giáo", vô cùng xem trong Đạo đức, Lễ nhạc và quan hệ nhân tế, viết ở trên tấm gỗ (mộc bản) là tên của Quỷ thần và người xưa, tức là đại biểu cho việc tiếp nhận cung phụng nối tiếp đối với Thần linh các Ngài, biểu thị cho ý nghĩa "thận chung truy viễn" (Cẩn thận đến lâm chung, nhớ ơn tổ tiên xưa), "ẩm thuỷ tư nguyên" (uống nước nhớ nguồn), "Tôn sư trọng đạo".
Trước đây khi Phật giáo truyền vào nước ta, dân gian còn chữa có quan niệm về Luân hồi chuyển thế, lúc đó phổ biến cho rằng người sau khi chết rồi thì nguyên thần phải nương vào một vật thật, vì thế đối với thần chủ và tông pháp vô cùng xem trọng, bởi trong nhà có thêm một đinh Nam (người đàn ông làm chủ trong nhà), thì mới có sự tế tự đối với tổ tiên. Thần minh trong tự nhiên vốn cũng không có hình tượng, chỉ là khi cúng tế thì sắp đặt một bát hương vọng thiên mà bái, sau này mới có bài vị và tượng thần làm vật tượng trưng cho việc cúng tế.
Thái Miếu trong lịch sự các triều đại phong kiến đều cung phụng bài vị của lịch đại Quân Vương, viết lên đó tên thuỵ hoặc tên miếu của quân vương, cúng tế quân vương đương triều và tế tự Hoàng tộc sau này, đồng thời cũng lập chính thống của tông miếu xã tắc. Thời xưa ở Trung Quốc chỉ có Thiên Tử, Chư Hầu và Sĩ Đại Phu mới có thể được làm Tông Miếu, kẻ bình dân cho đến sau thời Minh mới có thể được làm Từ Đường. Triều Tiên, Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Trung Hoa nên các chế độ tông pháp cũng có tương đồng. Y Thế Thần Cung của Nhật Bản là bổn tông mang tính toàn quốc, truớc thời cận đại là nơi để con cháu trong Hoàng Thất của Nhật Bản đến để cúng tế Thiên Chiếu Hoàng đại thần và liệt đại tổ tiên, cũng mang tính chất như Tông Miếu.
Ý NGHĨA VĂN HOÁ HIẾU ĐẠO
Truyền thuyết dân gian ở thời Đông Hán có một người nông dân tên là Đinh Lan, bởi do phụ thân mất sớm, cho nên được mẫu thân nuôi dưỡng khôn lớn, thường bởi do tính khí không tốt mà có những lời ác ngôn đối với mẫu thân. Có một ngày, Đinh Lan dường như đi ra ruộng để làm việc, nhìn thấy bên đường có chú dê con đang quỳ để bú sữa mẹ, cảm thấy vô cùng kinh ngạc; sau đó lão nhân chăn dê đã truyền thụ đạo lý "Dê Con Quỳ Bú" cho ông, Đinh Lan cảm thấy những hành vi của mình thường ngày đối với mẹ là không tốt, do đó mà cảm thấy xấu hổ khôn nguôi.
Ngày hôm đó, mẫu thân của Đinh Lan nhân việc đi đến ruộng để đưa cơm, Đinh Lan đang ở trong ruộng nhìn thấy mẫu thân đi đến, chuẩn bị trước để nghênh tiếp mẫu thân, đồng thời hướng về mẫu thân để sám hối, nhưng mẫu thân lại chẳng may mà bị trượt chân ngã vào dòng nước xiết. Đinh Lan đã đi tìm kiếm khắp dòng nước xiết nhưng không thấy tung tích của mẫu thân đâu mà chỉ nhặt được một khối gỗ; Sau khi khóc lóc bi thương, ông đem khối gỗ về trong nhà mà khắc tên của mẫu thân lên thân khối gỗ để thờ tự, gặp việc gì nhất định trước hết phải quỳ xuống xin ý kiến của mẫu thân. Từ đó về sau mọi người đều noi theo cử chỉ của ông, đem tấm gỗ làm thành "Thần Chủ Bài" (神主牌) để thờ phụng, ngợi khen mĩ đức truyền thống Hiếu Thân Cảm Ân.