Mõ Tụng Kinh - Mõ Chùa



▶️ Xem video

Sắp xếp
$108.10$232.14
$105.44$216.19
$65.57$127.59
$460.29
$194.48

MÕ TỤNG KINH: MÕ GỖ - MÕ CÁ - MÕ RỒNG - MÕ HUẾ - MÕ ĐÀI LOAN

Lịch sử của chiếc Tụng Kinh

Hiện nay, khi vào chùa chiền, đền miếu, hoặc vào các đạo tràng, nơi có người tu hành, thậm chí là vào nhà riêng của các Phật Tử, chúng ta đều thấy có một bộ chuông mõ. Nếu mới tiếp cận Phật Giáo, chúng ta sẽ có những thắc mắc, không biết là những pháp khí này có ý nghĩa gì, có phép màu gì hay không mà sao ở đâu có Phật Giáo thì ở đó lại thấy có cái Mõ, mà chúng ta hay gọi là mõ tụng kinh. Thời của Đức Phật thì không có mõ, mà đây là phương tiện thiện xảo để độ chúng sinh của các vị Tổ Sư Đại Đức sau này.

Mõ là tiếng gọi tắt của dân gian ta, tên gốc của nó là Mộc Ngư (tạm dịch là Cá Gỗ).  Bởi nó có sự tích riêng. Sự tích kể rằng:

Xưa kia ở vùng thôn quê, ở bên sông có một ngôi chùa. Vị trụ trì của ngôi chùa ấy, mỗi lần có Phật sự đều đi đò qua sông. Có một lần Ngài đi làm chủ lễ cho một đàn cầu siêu tháng 7 âm lịch. Lúc đang đi đò đến giữa sông, bỗng thấy dòng sông cuộn sóng, làm con đò như muốn lật xuống, ai nấy đều lo sợ. Đột nhiên, có một con cá kình to lớn nổi lên từ dưới nước, đôi mắt đỏ ngầu nhìn vị Hoà Thượng vẫn đang ngồi niệm Phật rất an định trên đò.

Con cá này bỗng mở miệng nói lớn: "Những người trên đò kia, các người hãy ném lão ác tăng xuống đây cho ta ăn cho hả giận. Ta không muốn hại ai, chỉ muốn lão ác tăng kia thôi". Những ngưòi trên đò đang rất lo sợ chưa kịp phản ứng gì, con cá lại nói tiếp: "Tiền kiếp, ta là đệ tử của lão tăng kia. Những lão đã không nghiêm khắc dạy bảo ta, khiến cho thân tâm của ta phóng túng, tu hành không đắc lực, cho nên khiến cho ta bây giờ phải đoạ vào súc lại, lại làm loài cá kình to lớn, đi đến đâu cũng làm cho các loài tôm cá chạy hết, không có gì ăn, lúc nào cũng đói, còn khổ hơn là quỷ đói. Ta hận lão lắm, hôm nay ta chỉ muốn trả thù lão thôi, ta không muốn hại đến các người!"

Nghe xong, vị sư phụ mỉm cười nói với con cá: "A Di Đà Phật! Súc sinh kia, ngươi đúng là ngu si mà. Nhà ngươi kiếp trước tu hành, không biết câu nói: Đạp phải gai, lấy gai mà lễ hay sao? Tội là do nhà ngươi tự tạo nên tự bị đoạ làm thân súc sinh, sao không biết tội để ăn năn sám hối, tạo phước lành để thoát khỏi thân súc sinh? Tiền kiếp, nhà ngươi theo ta tu hành, dạy nhà người giới luật thì nhà ngươi lại kêu ca là quá nghiêm khắc, thả lỏng cho nhà ngươi thì nhà ngươi lại phóng túng lêu lổng, theo thói xấu mà làm, cho nên toàn là tự ngươi làm tự ngươi chuốc lấy quả báo thân súc sinh. Nay không biết sám hối mà còn muốn hại ta. Phạm Phật thì còn có Tăng cứu, Phạm Tăng thì lấy ai cứu ngươi? Ta nay đang chuẩn bị làm lễ cầu siêu, nhà ngươi ăn năn hối lỗi, ta cùng đại chúng sẽ giúp người tụng kinh niệm Phật sám hối tội lỗi.

Nghe vậy, con cá thấy xấu hổ mà lặn sâu xuống.

Sau đó, pháp hội cầu siêu diễn ra suốt 7 ngày 7 đêm liên tục, với sự tham gia của Sư Phụ cùng đại chúng trong chùa. Pháp hội đến kỳ viên mãn, đột nhiên mọi người thấy con cá nhảy lên bờ, lết lết đến trước sân chùa, rồi nằm thẳng hướng đầu vào Tam Bảo mà nói rằng: "Bạch Sư phụ, suốt mấy ngày, con nương nhờ Phật lực gia trì cùng công đức tu hành của Sư phụ cùng với chư tăng ni, Phật tử mà đã thoát được kiếp nạn phải làm thân súc sinh. Khi bỏ báo thân này, con được sinh về cõi trời Dục giới, hưởng cuộc sống an vui. Trước khi con xả báo thân, con xin nguyện đem cái thân cá này của con cúng dường cho đại chúng, để mỗi khi Sư phụ tụng kinh, mỗi tiếng mỗi tiếng lại gõ lên trên đầu của con, để nhắc nhở đại chúng không được biếng nhác, trễ nãi trong việc tu hành mà nỗ lực công phu niệm Phật sáng tối, nghiêm trì giới luật, thúc liễm thân tâm". Nói rồi, con cá liền xả bỏ thân mà sinh về cõi trời.

Kể từ đó về sau, người ta thường sử dụng gỗ để tạc ra một dụng cụ để gõ vào giữ nhịp cho đại chúng tụng kinh. Và gọi là Mộc Ngư (cá gỗ). Người Việt Nam ta gọi là Mõ.

Các loại Mõ Tụng Kinh

Mục đích của Mõ tụng kinh là giúp giữ nhịp cho đại chúng khi tụng kinh, cũng là giúp cho những người tu hành, mỗi lần nghe tiếng mõ lại nhắc nhở bản thân phải thúc liễm thân tâm, chú tâm vào lời kinh, chú tâm vào niệm Phật. Tuy nhiên, tuỳ theo nhu cầu sử dụng và thẩm mĩ mà chúng ta có thể chia ra các loại mõ như sau:

Mõ nhỏ: Là các loại loại mõ tụng kinh được sử dụng tại gia, sử dụng trong các đạo tràng nhỏ hoặc sử dụng cho nhà chùa trong các Phật sự có ít người tham gia hoặc cho nhóm tu nhỏ. Kích thước các loại mõ nhỏ rơi vào khoảng từ 2.5 inch (7cm) đến 8 inch (20cm).

Mõ lớn, mõ chùa: Là các loại mõ sử dụng trong chánh điện của chùa, trong các đạo tràng lớn, cần âm thanh đủ lớn để giữ nhịp cho đại chúng. Ngoài ra, mõ lớn cũng giúp cho trang nghiêm đạo tràng, trang nghiêm chánh điện.

Mõ cá: Mõ cá là loại mõ được điêu khắc hình con cá, đúng như trong truyền thuyết ở trên đây. Mõ cá là loại mõ rất thông dụng.

Mõ rồng: Mõ rồng là những loại mõ có kích thước lớn. Mõ rồng được điêu khắc, chạm trổ phức tạp hơn mõ cá, do đó phải có đủ bề mặt để nghệ nhân thực hiện.

Mua Mõ Tụng Kinh Tại Pháp Duyên

Pháp Duyên Shop luôn cố gắng liên kết được với các xưởng sản xuất mõ tốt và có uy tín, chuyên sản xuất Mõ Đàn Loan, hoặc các xưởng sản xuất Mõ Huế, Mõ Gỗ Mít truyền thống ở Việt Nam. Với phương châm, sản phẩm sử dụng là sản phẩm tâm linh, sản phẩm dùng lâu cho nên Pháp Duyên luôn cố gắng lựa chọn các loại mõ chất lượng để phục vụ quý khách. Hi vọng quý khách có được sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

Nam Mô A Di Đà Phật!

×