Bộ 8 Cát Tường
Bộ 8 Cát Tường
Bộ 8 Cát Tường
Bộ 8 Cát Tường
Bộ 8 Cát Tường
Bộ 8 Cát Tường
Bộ 8 Cát Tường
Bộ 8 Cát Tường
Bộ 8 Cát Tường
BỘ ĐỒ THỜ TÁM CÁT TƯỜNG (8 TƯỚNG CÁT TƯỜNG - 8 MÓN CÁT TƯỜNG)
Trong Phật Giáo, đặc biệt là trong Mật Tông rất coi trọng Tám Tướng Cát Tường. Có thể nói, trong quan điểm Phật Giáo Tây Tạng (đặc biệt là Mật Tông) thì nơi đâu xuất hiện tám tướng cát tường này thì nơi đó sẽ được sự gia trì rất lớn của hộ pháp, chư thiên và sự hộ trì của Phật Bồ Tát.
Tám Tướng Cát Tường này để riêng lẻ thì đều có ý nghĩa riêng biệt, nhưng khi ghép lại với nhau thành một bộ thì lại có được ý nghĩa vô cùng viên mãn, mà trong Mật Tông thường hay gọi là Trí Tuệ Bản Lai.
Phật Giáo vốn dĩ là giáo dục, nhưng đáng tiếc hiện nay bị đa số xem là Tôn Giáo như các tôn giáo khác. Tuy nhiên, khi hiểu rõ chúng ta sẽ thấy từng biểu tượng, từng hình ảnh hay danh hiệu Phật trong Phật Giáo đều có những ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc.
Ý NGHĨA CỦA TÁM TƯỚNG CÁT TƯỜNG
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của Tám Tướng Cát Tường:
1. Lọng
Đây là Tượng trưng cho đầu của Phật. Từ xưa, lọng vốn dĩ là biểu tượng đặc trưng của Hoàng gia, với công dụng là che nắng, tránh sức nóng của mặt trời. Trong nhà Phật, biểu pháp của lọng chính là giúp bảo vệ chúng ta tránh được các sự thiêu đốt của những khổ não trong cuộc sống. Biểu tượng này ở trên chuông 8 cát tượng còn tượng trưng cho việc được Tam bảo che chở và gia trì.
2. Cặp cá vàng
Tướng này có ý nghĩa Tượng trưng cho mắt của Phật. Biểu tượng này trong nhà Phật muốn nói lên rằng, hành giả (người tu tập) không còn sợ bị chìm trong biển khổ sinh tử, giống như con cá bơi lội tự do trong nước. Biểu tượng này còn được xem là biểu tượng của sự may mắn. Cặp cá trong chuông 8 cát tường còn có ý nghĩa là giúp gia chủ luôn may mắn, cát tường.
3. Bình báu
Bình báu là biểu tượng Tượng trưng cho cổ của Phật. Bình báu là báu vật thể hiện cho vật đựng đầy ắp vật quý báu và thiêng liêng, cho dù có lấy ra khỏi bình bao nhiêu thì bình vẫn luôn đầy ắp vật báu mà không bị vơi. Trong nhà Phật, bình báu là biểu tượng cho sự thực hành bố thí và cúng dường. Khi hành giả thực hành hạnh bố thí, cúng dường bằng các vật báu của mình, thì các vật báu đó không mất đi mà chuyển vào bình báu vô lậu này. Không chỉ thế, bình báu được xem là biểu tượng cho sự trường thọ và giàu sang, phú quý. Bình báu trong chuông 8 cát tường có ngụ ý cầu nguyện cho gia chủ trường thị và được giàu sang phú quý.
4. Hoa sen:
Hoa sen là biểu tượng tượng trưng cho lưỡi của Phật. Hoa sen là hình tượng vô cùng quen thuộc trong Phật giáo, nó thể hiện cho sự thanh tịnh, trong sáng và chân thật của tất cả chúng sinh. Nó còn là biểu tượng của sự vượt lên mọi khổ đau luân hồi để giải thoát. Biểu tượng hoa sen trong chuông 8 cát tường biểu thị cho việc cầu chúc cho gia chủ có thể sớm tu tập thoát khỏi luân hồi và đạt được giác ngộ.
5. Vỏ ốc biển màu trắng:
Đây là biểu tượng tượng trưng cho Pháp âm của Phật. Điểm đặc biệt của vỏ ốc biển trắng là xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ, tức là chiều thuận của vũ trụ, thể hiện cho chánh pháp của Đức Phật vang rộng, sâu xa khắp mọi miền, thuận theo tự tánh Như lai, âm thanh đó vang xa khiến cho chúng sanh thức tỉnh khỏi vô minh. Đối với thế gian, vỏ ốc biển màu trắng là sự tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh và sự tự chủ. Âm thanh phát ra từ vỏ ốc biển có thể giúp xua đổi tà ma, làm các loại độc hại kinh sợ và ngăn chặn thiên tai. Các khoá lễ trước đây, vỏ ốc biển thường được sử dụng làm nhạc khí, vừa dùng để đựng nước cúng.
6. Nút thắt vô tận:
Đây được xem như sự biểu thị cho ý của Phật, tức là sự từ bi và trí tuệ của Phật. Các sợi dây trong nút thắt bện chặt với nhau là biểu thị cho sự kết nối chặt chẽ trong vũ trụ, như sự thể hiện cho vòng xoáy nhân quả vô tận và khép kín. Nó còn là biểu trưng cho sự cân đối, hài hoà và thống nhất, là sự hợp nhất của trí tuệ và lòng từ bi. Nút thắt vô tận trong chuông 8 cát tường là có ý nói gia chủ và những người liên quan sẽ gắn kết lại với nhau.
7. Cờ chiến thắng (Tràng Phan Chiến Thắng):
Đây là sự tượng trưng cho Thân của Phật. Lá cờ chiến thắng này còn là tượng trưng cho sự chiến thắng của Đức Phật đối với các thế lực của ma vương như tham ái, sân hận, sợ chết, ngạo mạn… Lá cờ chiến thắng trong chuông 8 cát tường ngụ ý rằng gia chủ sẽ là người chiến thắng và là người thành đạt trên cuộc sống cũng như đường đạo.
8. Bánh xe pháp luân
Đây là biểu tượng, tượng trưng cho bàn chân của Phật. 8 nan xe trong bánh xe pháp luân thể hiện của Bát Chánh Đạo và sự diệu dụng của trí tuệ, giúp chấm dứt vô minh và đoạn tận khổ đau; Trục bánh xe pháp luân biểu pháp cho hành giả là sự rèn luyện và tu tập trong khuôn khổ của giới pháp. Như nhà phật có nói: Nhân giới thì được định, nhân định sinh trí tuệ; trục bánh xe mặc dù hỗ trợ cho bánh xe quay tròn nhưng vẫn luôn ổn định một chỗ, là biểu thị cho tâm được ổn định. Vành của bánh xe pháp là sự biểu thị cho sự nhất tâm, giữ chánh niệm trong lúc tu hành niệm Phật, trì chú hoặc hành thiền. Bánh xe pháp luân trong chuông 8 cát tường có ngụ ý muốn nói rằng gia chủ sẽ là người hộ pháp đắc lực để cho chánh pháp lưu thông và trải rộng khắp muôn phương.
Khi thờ bộ thờ Tám tướng cát tuờng, cần lưu ý tính biểu pháp của Phật giáo thông qua Tám Tướng cát tường đó để có được lợi ích viên mãn.
Các bộ thờ Tám Cát Tường tại Pháp Duyên đều được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo tính trang nghiêm đẹp đẽ và toát lên sự uy nghi trên bàn thờ. Hi vọng quý khách sẽ lựa chọn được các sản phẩm Tám cát tường ưng ý.