Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Bồ Tát Ngồi, Bằng Bột Đá Xanh Ngọc, Nhiều Kích Thước
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Bồ Tát Ngồi, Bằng Bột Đá Sơn Đỏ, Nhiều Kích Thước
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Bồ Tát Ngồi, Bằng Bột Đá Thạch Anh Vàng, Nhiều Kích Thước
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Bồ Tát Ngồi, Bằng Bột Đá Thạch Anh Trắng, Nhiều Kích Thước
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát Ngồi Nằm, Bằng Bột Đá Sơn Vẽ Đỏ, Cao 30-40cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Nằm Ngồi, Bằng Sứ, Màu Trắng, Kích Thước 40cm, 48cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Nằm Ngồi, Bằng Sứ, Màu Vàng, Kích Thước 40cm, 48cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Nằm Ngồi, Bằng Sứ, Màu Đỏ, Kích Thước 40cm, 48cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Ngồi Đế Cổ Văn, Bằng Bột Đá Màu Thiên Thanh, Cao 40cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Ngũ Phúc Ngồi Đài Sen, Chất Liệu Composite, Cao 1m87
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Ngồi Đế Cổ Văn Bằng Bột Đá Thiên Thanh, Cao 48cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Bồ Tát Ngồi Túi Tiền Sơn Đỏ, Bằng Bột Đá, Kích Thước 12inch, 16inch, 19inch
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Bồ Tát Ngồi Túi Tiền Sơn Vàng Bằng Bột Đá, Kích thước 12inch, 16inch, 19inch
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Bồ Tát Ngồi Đồng Tiền, Chất Liệu Bột Đá Trắng, Cao 40cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Phật Di Lặc Ngồi Tự Tại, Chất Liệu Bột Đá Thạch Anh Cao Cấp, Kích Thước 19inch
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Ngài Di Lặc Ngồi Tự Tại, Chất Liệu Composite, Cao 130cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Đức Di Lặc Ngồi Đồng Tiền, Bột Đá Màu Cẩm Thạch Da Hồng, Cao 48cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Ngồi, Chất Liệu Bột Đá Vẽ Gấm, Cao 52cm, Ngang 63cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Di Lặc Ngồi Đế Sen , Bột Đá Màu Hổ Phách, Kích thước 66cm
Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát
Tượng Đức DiLặc Ngồi Đồng Tiền, Bột Đá Trắng Da Hồng, Cao 48cm
TƯỢNG PHẬT DI LẶC - TƯỢNG DI LẶC BỒ TÁT
- Phật Di Lặc là ai?
- Tìm hiểu Tiểu sử Phật Di Lặc.
- Ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc
- Vị trí đặt tượng Phật Di Lặc ở đâu?
- Thờ tượng Phật Di Lặc
PHẬT DI LẶC LÀ AI? TÌM HIỂU TIỂU SỬ PHẬT DI LẶC
Hiện nay khi chúng ta bước vào đền chùa, hoặc đến rất nhiều gia đình, thì nhìn thấy một bức tượng Phật Di Lặc có lẽ không quá xa lạ đối với chúng ta. Khi nhìn thấy khuông mặt cười tươi rạng rỡ của Phật Di Lặc, hầu như ai nấy đều sinh tâm hoan hỉ, vui vẻ. Thế nhưng không mấy ai biết rõ thật sự Phật Di Lặc là ai, Ngài từ đâu tới, vì sao mọi người thích thờ Ngài. Bài viết này sẽ nói rõ cho chúng ta Phật Di Lặc là ai.
Khi tìm hiểu về một vị Phật hoặc một vị Bồ Tát, chúng ta nên nương theo kinh điển của nhà Phật để tra cứu, không nên dựa vào truyền miệng dân gian. Phật dạy "Y pháp bất y nhân" là muốn chúng ta y theo những điều trong kinh điển đã dạy. Trong kinh Phật có nói, Đức Phật Di Lặc là vị Phật sẽ ra đời ở tương lai, là vị Phật thứ 5 trong Tiền Kiếp, sau Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong kinh "Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật", Đức Phật có nói sau khi chánh pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt tận, con người không có chánh pháp dẫn đường, dần dần đi vào đường hiểm, phước báo giảm dần, tuổi thọ giảm dần đến khi tuổi thọ chỉ còn 10 tuổi. Lúc đó con người dần dần giác ngộ, lại quay đầu hướng thiện, tuổi thọ lúc đó tăng dần. Đến 56 triệu năm sau, khi đó tuổi thọ con người có thể đạt 84.000 tuổi, vào thời điểm đó, đầy đủ nhân duyên Đức Phật Di Lặc từ cung trời đâu suất giáng sinh thị hiện thành Phật, độ hoá chúng sanh.
Cho nên, hiện nay Phật Di Lặc vẫn chưa xuất hiện, Ngài vẫn còn là Bồ Tát Di Lặc đang tu hành ở trên cung trời Đâu Suất. Cho nên, hiện nay chúng ta hay gọi là Phật Di Lặc là để tỏ lòng tôn kính với vị Phật tương lai.
Vào thời điểm Đức Phật Di Lặc hạ sanh thì con người thời đó phước báo rất lớn, như trong kinh mô tả thì tuổi thọ rất dài, 84.000 tuổi, vàng bạc châu báu lúc đó không phải là thứ hiếm để con người tranh giành, thôn ấp xóm làng lúc đó rộng rãi thênh thang, đường sá thẳng tắp, lúa thì không cần phải xay xát mà có thể hái xuống nấu ăn luôn, v.v... thật không thể nghĩ bàn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm thì có thể tìm đọc bộ kinh "Phật thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật" thì sẽ rõ. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu qua để chúng ta hiểu cơ bản.
LỊCH SỬ CỦA HÌNH TƯỢNG PHẬT DI LẶC (BỒ TÁT DI LẶC) HIỆN NAY
Hiện nay ở trong chùa hoặc nơi nhà riêng, chúng ta thường thấy hình tượng Phật Di Lặc rất to lớn, cười tươi, bụng to, có khi vác bao bố, có khi lại chỉ cần cây gậy, có khi ngồi gốc tùng.... Có phải Phật Di Lặc có hình tướng như vậy không? Thật ra, Phật Bồ Tát các Ngài không có hình tướng nhất định, là tuỳ theo chúng sinh mà hiện tướng, như trong Phẩm Phổ Môn của Kinh Pháp Hoa nói Quán Thế Âm Bồ Tát có 32 ứng hoá thân, có khi dùng thân Phật, có khi dùng thân Bồ Tát, có khi dùng thân trời, ngưòi, quỷ thần, v.v... tất cả đều có thể ứng hiện để độ hoá chúng sinh. Cho nên phải hiểu điều này.
Hình tượng Bồ Tát Di Lặc hiện nay chính là hình tượng của Bố Đại Hoà Thượng. Ngài xuất hiện vào thời nhà Tống, cũng không ai biết rõ lai lịch của Ngài, cũng chỉ biết ở đó có một người xuất gia như vậy. Theo ghi chép trong truyện sử, thời đó Ngài mỗi ngày đều vác trên vai một cái bao bố, ngày ngày đi hoá duyên. Điểm đặc biệt là khi Ngài đi hoá duyên như vậy thì ai cho gì thì Ngài đều bỏ vào trong bao bố, cũng chẳng thèm ngó ngàng gì tới. Vì lý do đó nên người dân thời đó gọi ngài là Bố Đại Hoà Thượng, là như vậy. Hình dáng đặc biệt bên ngoài của Ngài là người to lớn, bụng rất to, đôi tai rất lớn, nụ cười lúc nào cũng nở trên môi, ai gặp Ngài cũng hoan hỉ. Sau này, khi Ngài lâm chung thì Ngài mới tiết lộ với mọi người Ngài chính là Bồ Tát Di Lặc thị hiện. Sau khi nói xong thì Ngài viên tịch. Kể từ đó, người ta mới biết Ngài chính là Bồ Tát Di Lặc, và sau này đắp tượng, vẽ hình thì đều lấy hình tượng này làm hình tượng của Phật Di Lặc, Bồ Tát Di Lặc. Đây là hình tượng phổ biến ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên (Hàn Quốc).
Nếu chúng ta sang Ấn Độ, Nepal... thì sẽ thấy hình tượng Bồ Tát Di Lặc vẫn giống như các Bồ Tát khác, vẫn thân hình thon gọn như vậy. Cho nên, hình tượng Phật Di Lặc chúng ta thấy hiện nay là có nhân duyên như vậy.
Ý NGHĨA CỦA TƯỢNG PHẬT DI LẶC
Giáo dục của Phật giáo xưa nay được nâng lên tầm nghệ thuật. Mỗi hình tượng của Phật Bồ Tát đều mang ý nghĩa giáo dục vô cùng đặc biệt. Chúng ta hiểu rõ ý nghĩa này thì sẽ có được thọ dụng trong đời sống. Ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc cũng là như vậy. Tại sao tượng Di Lặc lại có cái bụng to, miệng cười tươi như vậy?
Cái bụng to của tượng Phật Di Lặc chính là biểu thị cho tâm lượng rộng lớn, tâm trùm khắp hư không, lượng rộng khắp pháp giới. Ý nghĩa Ngài muốn dạy cho chúng ta sống trong đời sống phải có tấm lòng bao dung, tâm lượng phải rộng rãi, phải bao dung được lỗi lầm của người khác, biết tha thứ cho người khác, như vậy đời sống của chúng ta sẽ luôn vui vẻ hạnh phúc.
Cái miệng của Ngài luôn cười tươi, là ý nghĩa dạy chúng ta khi đối người tiếp vật, phải mang đến niềm vui cho họ. Con người sống với nhau ở đời là nhân duyên không dễ gì gặp được. Nếu như mỗi lần gặp nhau mà có thể trao cho nhau niềm vui và nụ cười thì còn gì bằng. Không quan trọng người khác đối xử với mình thế nào, chính mình phải luôn mang đến cho người khác niềm vui và nụ cười. Đó mới là cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Là ý nghĩa như vậy.
Tại sao Ngài đeo bao bố? Có người hỏi Hoà Thượng Bố Đại rằng: "Thưa Ngài, Phật Pháp là gì?". Ngài chẳng nói chẳng rằng, đặt bịch cái bao bố xuống đất. Người ta liền hiểu ngay, chính là buông xuống, buông xuống phiền não, buông xuống tự tư tự lợi, buông xuống ngũ dục lục trần, buông xuống tham sân si mạn. Lại hỏi: "Sau khi buông xả rồi thì làm sao?" Ngài lại chẳng nói gì, nhặt cái bao bố lên rồi đi mất. Người ta liền hiểu, biết buông thì cũng phải biết nắm. Buông xuống rồi thì nắm gì đây? Buông xuống suy nghĩ của mình thì phải nắm chặt lấy pháp của Phật, phải nắm lấy việc phục vụ chúng sinh, nắm lấy việc giúp đỡ người khác... Ý nghĩa là như thế.
Cho nên, hình tượng của Phật Di Lặc có ý nghĩa lớn lao. Sau khi hiểu rồi thì chúng ta sẽ biết thờ tượng Phật Di Lặc thì chúng ta phải làm sao.
TƯỢNG PHẬT DI LẶC NÊN ĐỂ Ở ĐÂU?
Câu hỏi tiếp theo là tượng Phật Di Lặc nên để ở đâu. Khi bước vào Chùa, chúng ta sẽ thấy tượng Phật Di Lặc thường đặc ở ngay cửa vào chánh điện. Tại sao như vậy? Bước vào cửa chùa thì buông xuống tất cả để thân tâm thanh tịnh. Còn có ý nghĩa, nhà Phật dạy rằng Từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Khi bước vào cửa Phật thì phải nhớ lấy từ bi làm gốc, phải từ đây mà tu hành. Cho nên thông thường tượng Phật Di Lặc (hay Bồ Tát Di Lặc) để ở trước.
Đối với người tu tại gia, có mấy vị trí có thể đặt được tượng Phật Di Lặc. Thứ nhất là nếu nhà cửa rộng rãi, thì có thể đặt tượng Bồ Tát Di Lặc ở ngay vị trí chính cửa phòng khách, như vậy khi khách bước vào, sẽ cảm nhận được sự hoan hỉ, cũng sinh tâm cung kính đối với Phật Bồ Tát, mọi ưu phiền được giảm bớt. Nhưng quan trọng, phải chọn được vị trí đặt trang nghiêm, không đặt bừa bãi, mấu chốt quan trọng là giúp người chiêm bái khởi lên được tâm cung kính. Thứ hai là có thể thờ Phật Di Lặc trên bàn thờ, như vậy, mỗi ngày ngắm tượng của Ngài thì trong lòng sinh hoan hỉ, liền có thể nhắc nhở chính mình về Tử Bi Hỉ Xả, nhắc nhở mình nhìn thấu buông xuống, nhắc nhở mình phải bao dung rộng lượng, giúp cho một ngày làm việc thực sự nương theo giáo pháp của Phật.
THỜ TƯỢNG PHẬT DI LẶC
Hiểu rõ ý nghĩa giáo dục của tượng Phật Di Lặc, khi chúng ta thờ tượng Phật Di Lặc thì chính là chúng ta nương theo hạnh nguyện của Ngài, nương theo Từ Bi Hỉ Xả của Ngài mà học tập. Việc thờ tượng Di Lặc không phải là mỗi ngày vái lạy Ngài mấy cái, cúng dường một ít hoa quả rồi cầu xin Ngài gia hộ cho làm ăn phát đạt, sức khoẻ đầy đủ. Không phải là như vậy. Phật dạy chúng ta Nhân - Quả, trồng thiện nhân được thiện quả, gieo nhân ác thì nhận ác báo, nhân quả báo ứng không có mảy may sai chạy. Cho nên, Phật cũng không giúp gì được. Phật gia hộ chúng ta như thế nào, chính là ở những lời dạy ở trong kinh điển, chính là những hình tượng giáo dục ở bên ngoài.
Chúng ta thờ tượng Phật Di Lặc là để mỗi ngày nhắc nhở bản thân mình phải y theo lời dạy của Ngài. Đối người tiếp vật phải có thể bao dung, gặp người phải có thể mang lại niềm vui cho họ, trong đời sống phải có thể buông xuống danh văn lợi dưỡng, tự tư tự lợi, buông xuống kiến chấp, buông xuống tham sân si mạn, ngũ dục lục trần, buông xuống phiền não. Như vậy thì mới đúng ý nghĩa.
Chúng ta mong muốn phát tài lớn, thì mỗi ngày phải thường siêng bố thí, gieo nhân bố thí tài thì chắc chắn sẽ được quả báo tài phú, tiền bạc. Chúng ta muốn khoẻ mạnh sống lâu thì phải siêng bố thí vô uý, ăn chay, phóng sinh, giúp người xua tan nỗi lo....
Cho nên, thờ tượng Phật Di Lặc là ý nghĩa như vậy. Ghi nhớ rõ thì chúng ta sẽ có thọ dụng trong đời sống.
TỔNG KẾT
Trên đây là một số điểm liên quan đến Phật Di Lặc, tuợng Phật Di Lặc mà chúng tôi có thể giới thiệu cho quý vị. Xin lưu ý, Phật giáo là giáo dục chứ không phải tôn giáo, tất cả hình tượng thờ cúng trong nhà Phật đều mang biểu pháp giáo dục rất lớn, giáo dục của Phật giáo đã đạt đến cảnh giới của nghệ thuật cao độ. Vì vậy, chúng ta nên nghe giảng nhiều để hiểu rõ chân tướng sự thật, như vậy trong cuộc sống sẽ có nhiều thọ dụng hơn.
Cửa hàng Phật giáo Pháp Duyên cũng đang nỗ lực để lựa chọn được nhiều mẫu tượng Phật Di Lặc nhất, với đa dạng chất liệu từ nhiều xưởng khác nhau để giúp quý khách có nhiều lựa chọn hơn trong việc thỉnh tượng Phật Di Lặc. Tất cả nhu cầu xin vui lòng liên hệ với Hotline để được hỗ trợ.