Địa Chung

Sắp xếp

HƯỚNG DẪN THỈNH (ĐÁNH) ĐỊA CHUNG NIỆM PHẬT

ĐỊA CHUNG - PHÁP KHÍ CỘNG TU NIỆM PHẬT

Địa chung là một pháp khí rất phổ biến trong các đạo tràng niệm Phật hiện nay.  Địa chung bao gồm chuông, mõ và dùi gõ được bố trí trên một bệ bằng gỗ rất chắc chắn.

Khi cộng tu niệm Phật ngoài chuông mõ, khánh thì địa chung có sức nhiếp phục rất lớn do người thỉnh địa chung sẽ là người có nhiệm vụ giữ nhịp điệu cho đại chúng niệm Phật. Đại chúng có thể niệm theo thể loại Ngũ âm hoặc tứ âm theo nghi thức cuả Tịnh Tông Học Hội , khi toàn bộ đại chúng hoà cùng một nhịp điệu tạo thành một sóng âm khiến tâm của ta sẽ an trụ và nhiếp trong câu niệm Phật.

Khi sử dụng địa chung người thỉnh địa chung phải có một sức định rất lớn, người thỉnh địa chung và địa chung phải hoà cùng với nhau vì chỉ một ý niệm xen tạp sẽ làm loạn nhịp giữa tay gõ mõ và tay gõ chuông khiến toàn bộ đại chúng cũng bị ảnh hưởng.

Niệm Phật sử dụng pháp khí địa chung thông thường đại chúng sẽ chia bè để niệm Phật và sử dụng hình thức niệm Phật truy đảnh ( có nghĩa là lúc đầu sẽ chậm , rồi bình thường rồi nhanh dần, tăng tốc vào những phút cuối như một bánh xe quay dần đều và đánh tan mọi vọng tưởng ).

Không phải ngẫu nhiên những buổi cộng tu hàng chục ngàn người niệm Phật các Pháp sư và trưởng tràng đều sử dụng pháp khí địa chung để dẫn dắt đại chúng, khi người sử dụng địa chung bắt đầu thỉnh địa chung thì dường như đại chúng cũng cảm được tâm của người gõ thông qua tiếng chuông mõ nhẹ nhàng và sâu lắng của chủ sám.

Chính vì vậy pháp khí địa chung là một công cụ giúp hành giả niệm Phật không thể thiếu trong mỗi đạo tràng niệm Phật.

 

×