Tượng Hộ Pháp bằng Composit

Tìm tượng theo Chất liệu, chiều cao Showing 1 - 16 of 16 results
Chất liệu
Chiều cao

Tượng Hộ Pháp - Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát – Quan Công Hộ Pháp

Vi Đà Hộ Pháp

Trong Phật giáo, Hộ Pháp là tên gọi chung cho tất cả những ai (bao gồm cả trời và người), phát tâm bảo hộ cho Phật pháp, dùng đủ phương tiện để giúp cho giáo pháp của Phật được trường tồn trên thế gian.

Tại các chùa tháp, tự viện, tượng các vị hộ pháp thường đứng ở hai bên cổng Chùa hoặc ở các khu vực như Đại Hùng Bảo Điện, Thư viện – nơi lưu trữ kinh sách... Ở mỗi quốc gia, khu vực, hiện tướng của các vị hộ pháp cũng không giống nhau. Có nơi thờ hai vị thần Thiện / Ác, có nơi thờ 4 vị (Tứ Thiên Vương), có nơi thờ Quan Công hộ pháp, cũng có nơi thờ các vị thần Kim Cang...

Trong Kinh Phật thường nói các vị hộ pháp nói chung là Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát, hay gọi là Vi Đà Hộ Pháp hoặc Vi Đà Bồ Tát.

Cũng có thể hiểu, Bồ Tát Vi Đà đã phát nguyện hộ trì chánh pháp, Ngài có thể tuỳ cơ mà ứng hiện nên các hình tướng khác nhau để hộ trì chánh pháp. Và bất kỳ người nào phát tâm Hộ pháp, làm các công việc hộ trì chánh pháp thì cũng nhận được sự gia trì rất lớn của Vi Đà Bồ Tát.

Hiện nay, hình tướng thông dụng của Bồ Tát Vi Đà là hình tướng như một vị thiên tướng, mặc áo giáp sắt, một tay cầm kiếm báu, một tay chống nạnh, ra dáng vô cùng oai nghi. Hình tướng này là một biểu pháp giáo dục. Ý của Ngài là muốn dạy cho chúng ta, chính mỗi một người khi biết được Chánh pháp của Phật rồi, phải thường xuyên trì pháp, sống một cuộc sống trong giáo pháp của Phật là giống như đang được mặc áo giáp sắt, luôn đững vững trong đời và không có điều gì khiến cho người đó gục gã được. Thanh gươm báu là thể hiện cho trí tuệ, muốn nói rằng nếu luôn mặc áo giáp của Phật (sống theo lời Phật dạy, y giáo phụng hành, thành thật thực hiện) thì sẽ có trí tuệ, sẵn sàng chặt đứt mọi phiền não, khiến cho thân tâm luôn được an lạc.

Đối với bất kỳ người nào đã tiếp nhận được Phật pháp, thì chính người đó lại trở thành Hộ Pháp đắc lực cho nhà Phật. Hộ pháp như thế nào? Nếu chân thật đem những lời Phật day, thực tiễn trong cuộc sống, chuyển đổi thân tâm, chuyển đổi gia đình càng ngày càng tốt, khiến cho người người nhìn thấy đều sinh tâm hoan hỉ, đều thấy Phật pháp thật là vi diệu, đều phát tâm học Phật. Nhờ đó là Phật pháp được trường tồn. Ý nghĩa của Hộ pháp chân thật chính là chỗ này.

Quan Công Hộ Pháp

Quan Công (Quan Vũ, Quan Vân Trường), là một trong những vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời Hán về tận trung tận nghĩa. Xưa kia, Quan Vân Trường khi bại trận đã bị chém đầu bởi quân Tồn Quyền. Sách xưa ghi chép, sau khi chết, Quan Vân Trường bị đoạ trong cõi ngạ quỷ, thường xuyên ôm trong lòng mối hận bị chém mất đầu, đã nhiều lần hiện hồn về để đòi trả đầu. Sau đó, gặp được một vị cao tăng đắc đạo ở Ngọc Tuyền Sơn, đã được vị cao tăng này giáo hoá, khuyên giải, sau đó làm pháp hội siêu độ cho ông. Vì vậy, sau này ông đã phát nguyện trở thành người hộ trì chánh pháp.

Chính vì thế hiện nay nhiều chùa chiền ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... cũng thường thờ tượng Quan Công Hộ Pháp bên cạnh Vi Đà Hộ Pháp, như là hai vị hộ pháp.

Tượng Quan Công – Vi Đà Hộ Pháp

Hiện nay, các mẫu tượng hộ pháp được tạc tại các quốc gia có gốc Hoa thường là cả cặp tượng Quan Công – Vi Đà.

Hình tướng của tượng Quan Công Hộ Pháp thường vẫn giữ nguyên như hình tướng Quan Vũ (Quan Vân Trường) mà chúng ta hay nhìn thất trên tranh vẽ, phim ảnh.

Hình tướng của Vi Đà Tôn Thiên Hộ Pháp thường là một vị thiên tướng oai phong lẫm liệt, toát ra sự oai nghi, khiến cho các ma chướng phải khiếp sợ và tránh xa.

Hiện nay, các đạo tràng, tự viện và Chùa Tháp đều có thờ tượng Hộ Pháp. Việc thờ Tượng Hộ Pháp ngoài ý nghĩa là cầu thỉnh các vị hộ pháp bảo hộ cho Đạo Tràng, bảo hộ cho các Phật tử và bảo hộ cho chánh pháp trường tồn ở trong khu vực đó, thì việc đó còn một ý nghĩa khác quan trọng hơn.

Đó là, khi thờ tượng Hộ Pháp, khi chúng ta nhìn vào sẽ nhắc nhở chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, chính ta phải trở thành một người hộ pháp chân thật của nhà Phật. Tuỳ theo năng lực của mình mà làm đủ mọi cách để cho Phật pháp lưu thông, để cho chánh pháp trường tồn và chúng sanh được hưởng nhiều lợi lạc từ Phật pháp. Đặc biệt, chính mỗi người chúng ta phải là những người gương mẫu trong việc đưa Phật Pháp thực tiễn, trở thành một công dân tốt, mẫu mực, xây dựng một gia đình chánh pháp, để xã hội khi nhìn vào đều có thể phát khởi được tâm hoan hỉ và học tập theo. Làm được như vậy thì trời cũng hoan hỉ, người cũng hoan hỉ, quỷ thần cũng kính trọng. Đó chân thật là chính chúng ta trở thành hộ pháp đắc lực cho nhà Phật.

Tượng Vi Đà Hộ Pháp, Quan Công Hộ Pháp Tại Pháp Duyên

Hầu hết các đạo tràng nhỏ, tư gia hoặc các tự viện đều thờ Vi Đà Hộ Pháp. Một số nơi thờ tượng hộ pháp thường thờ cả cặp tượng Quan Công – Vi Đà. Do đó, Pháp Duyên cũng cố gắng lựa chọn được các mẫu tượng hộ pháp tốt nhất từ các xưởng tượng uy tín tại Đài Loan, Phúc Kiến và các xưởng lớn tại Việt Nam để giúp cho quý khách có nhiều lựa chọn phù hợp.

Mong rằng quý khách sẽ luôn tin tưởng và ủng hộ Pháp Duyên để lưu thông kinh sách, tượng Phật, các pháp khí nhà Phật.

Nam Mô Vi Đà Tôn Thiên Hộ Pháp Bồ Tát!

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

×