QUY TẮC NGẮN GỌN TU TRÌ “ĐỊA TẠNG CHIÊM SÁT MỘC LUÂN”

Mông Tham Pháp Sư

 

Giới thiệu 

Kính bạch chư Đại Đức Tăng Ni và chư vị đồng tu.

Đây là bản dịch sơ sài theo bản nguyên gốc phần hướng dẫn của Pháp Sư Mộng Tham mà chúng con tìm được trên mạng để mong quý đồng tu hiểu vắn tắt và tổng quan về Quy tắc tu trì.

Phần nghi thức cụ thể, Pháp Sư Định Hoằng đã thị phạm (làm mẫu) trong video (xem video trên youtube – có phụ đề Tiếng Việt). Chúng con cũng đã soạn lại thành bản nghi thức PDF để quý Thầy & quý đồng tu thuận tiện trong việc hành lễ để gieo Mộc Luân.

Do kiến thức và hiểu biết về chữ Hán còn nông cạn nên phần dịch của chúng con chắc chắn có nhiều sai sót, nhưng vì với tâm mong muốn cho mọi người được tiếp xúc với diệu pháp này một cách mau chóng nên chúng con mạn phép chia sẻ ở đây. Chúng con có đính kèm phía cuối bản chữ Hán gốc, kính ngưỡng thập phương Phật và Địa Tạng Bồ Tát từ bi gia hộ để sớm có người giỏi chữ Hán hoàn thiện giúp chúng con bản quy tắc này cũng như bản nghi thức.

Nam Mô Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.


QUY TẮC NGẮN GỌN TU TRÌ “ĐỊA TẠNG CHIÊM SÁT MỘC LUÂN”

Mông Tham Pháp Sư

 

Bất kỳ người nào muốn sử dụng Chiêm sát mộc luân, trước tiên phải đọc thật kỹ phần kinh văn của “Kinh Địa Tạng Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo” cho đến phần chú sớ, giảng thuật của kinh để hiểu rõ khai thị của Bồ Tát Địa Tạng đối với pháp môn phương tiện “Chiêm Sát Mộc Luân”. Sau đó, có thể chiếu theo nghi thức được quy định trong “Chiêm Sát Tướng Pháp” để thực hiện gieo Chiêm Sát Mộc Luân. Nếu không được,  thì có thể người tu trì phương tiện pháp môn này chưa thực sự thành tâm, không được nghi ngờ sự thù thắng của Chiêm Sát Mộc Luân.

 

Liên quan đến quy tắc tu trì cụ thể của Chiêm Sát Mộc Luân, có thể phân chia thành hai loại tình hình:

  • Loại thứ nhất là muốn cầu thuần thiện cho thanh tịnh tướng, mỗi ngày thường lễ bái “Chiêm sát sám”, chỉ chiêm sát nhóm mộc luân thứ nhất và thứ hai, có thể nghiệm chứng được thanh tịnh hay không, mà phương pháp này hành lại đơn giản.
  • Loại tình trạng thứ hai là vì sự việc của bản thân hoặc là của người khác, ở trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, gặp phải những ưu tư, nghi ngờ, chiêm sát nhằm hiểu rõ và tránh sự nghi ngờ, thì có thể chỉ cần chiêm sát nhóm Mộc luân thứ ba, theo những lời giải thích cụ thể trong đó về quả báo ba đời.

Muốn Chiêm sát Mộc Luân, trước tiên phải theo nghi thức trong “Chiêm sát tướng pháp”, chuẩn bị chỗ thực hiện thật thanh tịnh và an trí Thánh tượng của Bồ Tát Địa Tạng. Sau đó cung kính chí thành đối trước Thánh tượng của Địa Tạng Bồ Tát, cử hành lễ bái, cúng dường, xưng danh, cầu nguyện theo nghi thức chiêm sát.

Bước đầu tiên trong nghi thức Chiêm sát là “Lễ bái”, chúng ta dùng tâm cúng kính chí thành, đối trước Thánh tượng của Bồ Tát Địa tạng, năm vóc sát đất, miệng xưng:

 

Chí tâm kính lễ: Thập phương nhất thiết chư Phật!

(xưng 1 câu – lễ 1 lễ)

Chí tâm kính lễ: Thập phương nhất thiết Pháp Tạng

(xưng 1 câu – lễ 1 lễ)

Chí tâm kính lễ: Thập phương nhất thiết Hiền Thánh Tăng

(xưng 1 câu – lễ 1 lễ)

Chí tâm kính lễ: Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát!

(xưng 3 lần – lễ 3 lễ)

 

Bước thứ hai là “Cúng dường”, đây gọi là phương tiện “cúng dường”, chúng ta lấy hương hoa cũng như các thứ khác đem tu cúng dường, quán tưởng mười phương ba đời chư Phật, miệng xưng:

 

Nghiêm trì hương hoa, như pháp cúng dường

Nguyện thử hương hoa vân, biến mãn thập phương giới

Cúng dường nhất thiết Phật

(thử hạ thị pháp cúng dường), Tôn Pháp chư Hiền Thánh,

Vô biên Phật thổ trung, thụ dụng tác Phật sự!

(lễ 1 lễ)

 

 

Bước thứ ba là “Xưng danh”, đây gọi là phương tiện xưng danh, chúng ta chắp hai tay lại, nhất tâm cầu nguyện:

Đệ tử ………… hiện thị sanh tử phàm phu, tội chướng thâm trọng, bất tri tam thế nghiệp báo nhân duyên, đa hoài nghi hoặc, kim dĩ mỗ sự (…………..), kính y Bồ Tát sở kì Tam Chủng Luân Tướng, nhưpháp chiêm sát, chí tâm ngưỡng khấu Địa tạng từ tôn, nguyện dĩ đại bi lực, gia bị chửng tiếp, trừ ngã nghi chướng! 

(1 Lễ)

 

Sau đó, chúng ta quỳ gối, chắp tay, nhất tâm xưng niệm:

Nam Mô Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ( Xưng niệm 1.000 câu)

 

Cuối cùng là “Khất thỉnh” (Cầu nguyện), đây gọi là phương tiện cầu nguyện. Chúng ta chắp hai tay, nhất tâm cầu nguyện:

“Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát! Đại từ đại bi! Duy hộ niệm ngã, cập nhất thiết chúng sanh, tốc trừ chư chướng, tăng trường tịnh tín, lệnh kim sở quan, xưng thật tương ứng!”

Sau khi hoàn thành xong phần nghi thức chiêm sát, là có thể lấy chiêm sát Mộc luân ra, tiến hành chiêm sát.

 

Quy tắc tu trì cụ thể Chiêm sát mộc luân nhóm thứ nhất:

Phàm là muốn cầu đắc thuần thiện nghiệp báo, chỉ cần làm theo nghi thức “Chiêm sát tướng pháp”, tiến hành “Lễ bái”, “cúng dường”, “xưng danh”, “khất thỉnh” như đã nói ở trên.

Sau đó, y theo lượt đầu tiên với nhóm mộc luân thứ nhất, thể hiện cho kết quả mười nghiệp báo thiện ác (thân 3, khẩu 4, ý 3), gieo mộc luân lên mảnh vải sạch, miếng vải phải sạch sẽ và trải phẳng, và lại sắp xếp từ trái qua phải theo thứ tự Thân, Khẩu, Ý, ghi chép lại những kết quả thể hiện của nhóm mộc luân thứ nhất về mười nghiệp thiện ác.

 

Tiếp theo là chiêm sát nhóm Mộc Luân thứ hai, nhằm làm rõ hơn những gì đã hiện ra ở nhóm mộc luân thứ nhất về kết quả thiện ác nghiệp báo, gồm thân 3, khẩu 4, ý 3, theo tuần tự gieo xuống nhóm Mộc Luân thứ hai.

Tuy nhiên, kết quả mạnh yếu, lớn nhỏ của nhóm Mộc Luân thứ hai phải tương ứng với kết quả mười thiện, mười ác của nhóm Mộc Luân thứ nhất. Ví dụ nhóm Mộc Luân thứ nhất hiển thị thiện nghiệp “Không sát sanh”, “Không trộm cắp”, “Không tà dâm”, mà nhóm Mộc Luận thứ hai lại hiển thị vạch dài đen của đại ác, thì như thế là không tương ứng, phải cố gắng tu lại lễ chiêm sát, tiêu trừ nghiệp chướng, một khi đạt được chí tâm thì sẽ dễ dàng tương ứng.

Sau khi tương ứng thì ta có thể biết được mức độ nặng nhẹ của thập thiện ác nghiệp về thân khẩu ý.

Lúc này, chúng ta cần chí tâm sám hối, phát nguyện lễ “Chiêm Sát Sám”, làm thành công khoá tu hành liên tục (thường hằng), mong rằng có thể chuyển biến được nghiệp chướng của chúng ta, từ ác nghiệp sang thiện nghiệp. Sau khi tu tập “Chiêm sát sám” 7 ngày liên tục, chúng ta có thể trực tiếp chiêm sát nhóm Mộc Luân thứ hai, xem xét (kiểm sát) tình hình thay đổi mức độ nặng nhẹ của thiện ác Thân khẩu ý, hi vọng có thể cầu đắc thuần thiện thanh tịnh nghiệp báo.

Tốt nhất chúng ta lựa chọn chiêm sát vào lúc sáng sớm, lúc này (thử thì-此時) chỉ cần phải tiến hành phần nghi thức “khất thỉnh” bên trong nghi thức “Chiêm sát tướng pháp” (như nói ở trên), sau đó có thể thực hiện chiêm sát bánh xe Thân, Khẩu, Ý, nhìn xem có đắc được thanh tịnh tướng hay không. Tuy nhiên, nếu như thận trọng, phải chiêm sát liên tục 3 lần mà đạt được kết quả tam luân Thân, Khẩu, ý đều thuần thiện, thì được xem như là đã đắc thanh tịnh tướng.

Quy tắc tu trì cụ thể của pháp môn Chiêm sát mộc luân – dạng thứ hai:

Chỉ chiêm sát nhóm mộc luân thứ ba, để hiểu rõ quả báo ba đời.

Nếu vì lợi mình, lợi người, chỉ cần chiêm sát nhóm Mộc Luân thứ ba. Cụ thể là để hiểu rõ quả báo của ba đời, cũng phải tuân theo nghi thức trong Chiêm luân tướng pháp như là “Lễ bái”, “cúng dường”, “Xưng danh”, “Khất thỉnh” (như đã nói ở trên).

Sau đó, cầm lấy nhóm Mộc luân thứ ba, nhóm mộc luân này có tổng cộng 6 miếng, trong mỗi miếng mộc luân thì có 1 mặt trống trơn, 3 mặt còn lại có hiện số, viết lần lượt [1, 2, 3], [4,5,6], [7,8,9], [10,11,12], [13,14,15], [16,17,18].

Chúng ta gieo liên tục 3 lần liên tiếp, theo 3 lần gieo đó mà ghi lại các số hiện lên, sau đó tính tổng, đối chiếu với “Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo”, ở phần nói về 189 loại khác nhau về thiện ác nghiệp (Từ 1 đến 160 là nói về quả báo của đời hiện tại, Từ 161 đến 171 nói về quả báo đời quá khứ, từ 172 đến 189 nói về quả báo đời tương lai, nếu như cả 3 lần gieo liên tục mà ra kết quả đều trống trơn, tức là chứng được “vô sở hữu” (không dính mắc)), theo đó có thể hiểu rõ được sự khác biệt về cát hung. Nếu những điều mà mình hỏi với những điều trong kinh nói không tương ứng thì phải lễ bái và chiêm sát lại lần mới.

Hình ảnh bộ Mộc Luân:

csml-002v-003

csml-002v-001

csml-002v-002

Các chữ Hán để tra cứu Mộc Luân:

Bộ Mộc Luân thứ nhất:

Mặt trướcMặt sau
1 不杀生: Bất sát sanh1 杀生:  Sát sanh
2 不偷盗: Bất thâu đạo2 偷盗:  Thâu đạo
3 不邪淫: Bất tà dâm3 邪淫:  Tà dâm
4 不妄语: Bất vọng ngữ4 妄语: Vọng ngữ
5 不两舌: Bất lưỡng thiệt5 两舌:  Lưỡng thiệt
6 不恶口: Bất ác khẩu6 恶口:  Ác khẩu
7 不绮语: Bất ỷ ngữ7 绮语: Ỷ ngữ
8 不悭贪: Bất san tham8 悭贪: San tham
9 不嗔恚: Bất sân khuể9 嗔恚: Sân khuể
10 不愚痴: Bất ngu si10 愚痴: Ngu si


Bộ mộc Luân thứ hai:

身: Thân  –  口: Khẩu   –  意: Ý

Bộ Mộc Luân thứ ba:

17
13
28
14
39
15
410
16
5
11
17
6
12
18

 

Các sản phẩm Mộc Luân tại Pháp Duyên:

Chiêm Sát Mộc Luân

Bản tiếng Hán Nguyên gốc: 

地藏占察木輪簡要修持規則

夢參法師
凡是想要占察木輪,首先必須熟讀《占察善惡業報經》經文暨相關的注疏、講述,瞭解地藏菩薩開示占察木輪方便法門的大意,之後可以按照《占察相法》儀軌當中所規定的程式來擲占察木輪,否則的話,可能會因為我們在修持這項方便法門的時候不夠誠心,反而懷疑占察木輪的殊勝。
有關占察木輪的具體修持規則,可以分為二種情形,第一種是想求得純善的清淨相,經過每日拜《占察懺》,只占察第一組、第二組木輪,可以驗證是否清淨,這種方法簡單易行;第二種情形是為自己或他人的緣故,在生活中日常所遇到的疑慮,為了決疑而占察,可以只占察第三組木輪,以具體瞭解其中的三世果報。
想要占察木輪,首先應該按照《占察相法》的儀軌,準備修行場地、清淨的處所並且安置地藏菩薩的聖像,接著恭敬至誠地面對地藏菩薩聖像,舉行[禮拜]、[供養]、[稱名]、[乞請]等占察儀式。
占察儀式的第一步驟是[禮拜],我們要以恭敬至誠的心,面對地藏菩薩聖像五提投地,口稱:
“至心敬禮,十方一切諸佛!”(一稱一禮拜)
“至心敬禮,十方一切法藏!”(一稱一禮拜)
“至心敬禮,十方一切賢聖僧!”(一稱一禮拜)
“至心敬禮,地藏菩薩摩訶薩!”(三稱三禮拜)
第二步驟是[供養],所謂的[供養]是指,我們要以香花等來修供養,觀想十方三世諸佛,口稱;
“嚴持香華,如法供養,願此香華雲。遍滿十方界。供養一切佛。(此下是法供養)尊法諸賢聖,無邊佛土中,受用作佛事!”(一禮拜)
第三步驟是[稱名],所謂的[稱名]是指,我們要雙掌合十,一心祈禱:
“弟子某某,現是生死凡夫,罪障深重,不知三世業報因緣,多懷疑惑,今以某某事,敬依菩薩所示三種輪相,如法占察,至心仰扣地藏慈尊,願以大悲力,加被拯接,除我疑障!”
之後,我們要雙腿跪著雙掌合十,一心稱念:
南無地藏菩薩摩訶薩!(數千聲)
最後是[乞請],所謂的[乞請]是指,我們要雙掌合十,一心祈禱:
“地藏菩薩摩訶薩!大慈大悲!惟願護念我,及一切眾生,速除諸障,增長淨信,令今所觀,稱實相應!”
完成以上的占察儀式之後,就可以正式取出占察木輪,進行占察。
第一種占察木輪法門的具體修持規則:
只占察第一組、第二組木輪、求純善業報!
凡是想求得純善的業報,只需要依照《占察相法》的儀軌,先行[禮拜]、[供養]、[稱名]、[乞請](如上所述)。
之後,依次先占察第一組木輪,顯示十善惡業報(身三、口四、意三)的果報,然後將木輪輕擲在淨布上,淨布應放平,並依由左至右的身、口、意順序排列,記錄第一組木輪所顯示出來的十善惡業果報。
其次是占察第二組木輪,要分別針對第一組木輪所呈現的善惡業報結果,依身三、口四、意三的順序遂一占擲第二組木輪。
不過,第二組木輪的大小、強弱結果必須與第一組的十善業、十惡業果報相應,例如第一組木輪顯示”不殺生”、”不偷盜”、”不邪淫”的善業,第二組的”身”字木輪卻顯示黑色長杆的大惡,如此即是不相應,必須重新占察,再拜再占,消除業障,一旦達到至心,就很容易相應了。
相應之後,就可以知道自己身口意十善惡業的輕重大小。
這個時候,我們要至心懺悔,發願拜《占察懺》,作為恒常的修行功課,希望能夠轉變我們的業障,由惡業導向善業。經過連續七日修習《占察懺》,我們可以直接占察第二組的木輪,檢察身口意善惡輕重大小的變化情形,希望能夠求得純善的清淨業報。
我們最好是選擇在清晨時分占察,此時只需要進行《占察相法》的儀軌當中的[乞請]儀軌(如上所述),之後就可以遂一占察”身”、”口”、”意”輪,看能否得到清淨相,不過,為慎重起見,必須連續占察三次都得到”身”、”口”、”意”三輪純善的業報,才算是證得清淨相。
第二種占察木輪法門的具體修持規則:只占察第三組木輪、瞭解三世過報。
如果因為自己或他人的緣故,只占察第三組木輪,具體瞭解其中的三世果報,也必須依照《占察相法》的儀軌,如是”禮拜”、”供養”、”稱名”、”乞請”(如上所述)。
然後,取出第三組木輪,這組木輪共有六枚,每枚木輪,一面是空白,其餘三面是數字,分別書寫[一、二、三、 ],[四、五、六、 ],[七、八、九、 ],[十、十一、十二、 ],[十三、十四、十五、 ],[十六、十七、十八 、 ]。我們要連續占擲三次,依三次占擲所現的數字,加起來的總數,對照《占察善惡業報經》竟文中所說的一百八十九種善惡業差別相(一至一百六十是顯示現世的果報,一百六十一至一百七十一是顯示過去世的果報,一百七十二至一百八十九是顯示未來世的果報,如果擲三次的結果都是空白,是指證入無所有的空智),就可以瞭解其間的吉凶與差異,如果經文所說的與所問的問題不相應,就要重新禮拜,重新占察。
(本文所說明的地藏菩薩占察木輪簡要修持規則,主要是按照明代藕益智旭大師 彙編的《占察相法》儀軌暨簡要修持規則而成的,並參照當代夢參老和尚《占察善惡業報經新講》及相關講記中開示的要義,溶縮彙集成冊。

而為了讓我們在使用占察木輪的時候,可以迅速相應,增長信心,成就堅淨信心,最妥適的方式是拜地藏菩薩懺悔法門,也就是依《占察懺》儀軌來拜懺。

《占察懺》的拜懺儀軌則是地藏菩薩親自對堅淨信菩薩所說的懺罪法門,並經明代藕益智旭大師彙集成《占察善惡業報經行法》,當我們拜占察懺悔法門的時候,可以讓我們身心清淨,消除業障。此時再去修持任何法門,都可以一經修持立即有所成就。為了方便大眾拜懺與占察木輪相法之用,早日消除疑悔不安與修道上的障礙,)
占輪相法
至心敬禮 十方一切諸佛(一拜)
願令十方一切眾生,速疾皆得親近供養,咨受正法!
至心敬禮 十方一切法藏(一拜)
願令十方一切眾生,速疾皆得受持讀誦,如法修行,及為他說!
至心敬禮 十方一切賢聖僧(一拜)
願令十方一切眾生,速疾皆得親近供養,發菩提心,至不退轉!
至心敬禮 地藏菩薩摩訶薩(三拜)
願令十方一切眾生,速得除滅惡業重罪,離諸障礙,資生眾具,悉皆充足!
如是禮已,隨所有香華等,當修供養,作是唱言(雙腿跪立、雙掌合十)
嚴持香華 如法供養!
願此香華雲 遍明年十方界 供養一切佛 尊法諸賢聖 無邊佛土中 受用作佛事!!!
(至此停唱,散華作供,複運想雲:一切佛法僧寶,乃至,離念清淨,畢竟圓滿。全文具懺儀中,須精熟之,使運想不滯。)
供養已 一切恭敬!(一拜)
次複別用香華,系心供養地藏菩薩!一心告言(雙腿跪立、雙掌合十)
弟子某某,現是生死凡夫,罪障深重,不知三世業報因緣,多懷疑惑,今以某事,敬依菩薩所示三種輪相,如法占察,至心仰扣地藏慈尊,願以大悲力, 加被拯接,除我疑障!
作是語已,五體投地,胡跪合掌,一心稱念。(雙腿跪立、雙掌合十、念地藏菩薩聖號千聲)
南無地藏菩薩摩訶薩!!!
或稱名、或默念。滿足至千,乃作是白(雙腿跪立、雙掌合十)
地藏菩薩摩訶薩!大慈大悲 惟願護念我 及一切眾生 速除諸障 增長淨信 令今所觀 稱實相應!
(作此語已,雙手捧於輪相,承以淨物,至誠殷重,仰手旁擲,諦觀諦察,乃知回應與不回應。)