⏬ Tải về Tệp PDF ⏬

NGHI THỨC AN VỊ TƯỢNG PHẬT

Nam-mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (lễ 3 lễ)

 

NGUYỆN HƯƠNG

Hôm nay nhân ngày (rằm / mùng một) tháng….

Gia đình (chúng) con là: …………………………………..

Ngụ tại: …………………………………………………………….

Đốt nén tâm hương nguyện chí thành,

Nhất tâm cung kính Phật Bồ-tát,

Nguyện cầu Tam bảo thường gia hộ,

Hạnh phúc bình an khắp muôn loài.

Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát.  (3lần)  

 

CA NGỢI TAM BẢO

Phật là đấng giác ngộ mình,

Độ người thoát khỏi, tử sinh bao đời.

Từ bi, trí tuệ rạng ngời,

Là thầy ba cõi, trời người xưa nay.  

Pháp là phương thuốc diệu thay,

Chữa lành bệnh khổ, muôn loài chúng sinh.

Như vầng trăng sáng lung linh,

Soi đường ra khỏi, u minh mê mờ.  

Tăng là những bậc chân tu,

Biết đời huyễn mộng, giã từ ra đi.

Thấm nhuần trí tuệ, từ bi,

Độ đời thoát khỏi tham si…. khổ sầu.  

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần) 

 

TÁN DƯƠNG GIÁO PHÁP

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.

Nam mô khai pháp tạng Bồ-tát. (3 lần) 

 

TÁN PHẬT

Đại từ, đại bi thương chúng sinh,

Đại hỷ, đại xả, cứu muôn loài.

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm

Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

Nhất tâm đảnh lễ: Thập phương tam thế nhất thiết chư Phật

Nhất tâm đảnh lễ: Thập phương nhất thiết Pháp Tạng.

Nhất tâm đảnh lễ: Thập phương tam thế nhất thiết Hiền Thánh Tăng.

 

SÁI TỊNH

Quỳ xuống, để ly nước có cành hoa vào lòng bàn tay trái, tay phải bắt ấn Cam lồ (đầu ngón cái và đầu ngón áp út chạm vào nhau, 3 ngón còn lại đưa thẳng ra; Đọc bài kệ Sái Tịnh)

Phù thử thủy giả,

Bát công đức thủy tự thiên chân

Tiên tẩy chúng sinh nghiệp cấu trần,

Biến nhập Tỳ Lô Hoa tạng giới,

Cá trung vô xứ bất siêu luân.

Thủy bất tẩy thủy, diệu cực pháp thân.

Trần bất nhiễm trần, phản tác tự kỷ.

Quyên trừ nội ngoại, đãn địch đàn tràng.

Sái khô mộc nhi tác dương xuân,

Khiết uế ban nhi thành Tịnh Độ.

Sở vị đạo nội, ngoại trung gian vô trược uế

Thánh, phàm, u, hiển tổng thanh lương.

Bồ Tát liễu đầu cam lồ thuỷ.

Năng linh nhất đích biến thập phương.

Tinh chuyên cấu uế tận quyên trừ.

Linh thử gia đường tất thanh tịnh.

Nam-mô Thanh lương địa Bồ-tát (3 lần).

Vừa đọc, vừa đứng lên rẩy nước nơi ban thờ và tiếp tục đọc bài.

 

NGUYỆN CẦU AN LÀNH

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời, đều an lành,

Nguyện đức Từ Bi, thường gia hộ.

Hết thảy sáu thời, đều an lành. ã

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời, đều an lành,

Nguyện chư Tam Bảo, thường gia hộ.

Hết thảy sáu thời, đều an lành. ã

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời, đều an lành,

Nguyện chư hộ pháp, thường ủng hộ,

Hết thảy sáu thời, đều an lành. ã

Nam-mô Tiêu tai giáng cát tường Bồ-tát. ã ã ã

 

CÚNG PHẬT

Nam-mô Thập phương thường trụ Phật Bảo

Nam-mô Thập phương thường trụ Pháp Bảo

Nam-mô Thập phương thường trụ Tăng Bảo

Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam-mô Cực Lạc Thế giới A Di Đà Phật

Nam-mô Vị lai giáng sinh Di Lặc Tôn Phật

Nam-mô Thập phương Tam thế nhất thiết chư Phật

Nam-mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát

Nam-mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát.

Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.

Nam-mô Đại Thế Chí Bồ-tát.

Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Nam-mô Hộ pháp Chư Tôn Bồ-tát.

Nam-mô Già-lam Thánh chúng Bồ-tát.

Nam-mô Sứ Giả Giám Trai.

Nam-mô Thập Điện Minh Vương.

Nam-mô Lịch Đại Tổ Sư.

Nam-mô Đạo tràng Hội thượng Phật Bồ Tát.

Hương vị thức ăn này.

Trước cúng mười phương Phật.

Kế dâng chư Hiền Thánh.

Sau ban khắp lục đạo.

Bình đẳng không sai khác.

Tùy nguyện được sung mãn.

Khiến người thí hôm nay.

Được đến bờ rốt ráo.

Ba đức cùng sáu vị.

Cúng Phật và chư Tăng.

Hữu tình khắp pháp giới.

Hết thảy đồng cúng dường. 

Nay con dâng hương vị cam lồ.

Lượng sánh Tu-di chẳng gì hơn.

Sắc hương mỹ vị khắp hư không

Cúi mong thương xót mà nạp thọ

Nam-mô Phổ Cúng Dường Bồ-tát. 

Cúng Phật đã xong, nguyện cho chúng sinh, việc làm đều được đầy đủ Phật pháp.

 

TÁN PHẬT & NIỆM PHẬT CỘNG TU

A Di Đà Phật Thân Kim Sắc

Tương Hảo Quang Minh Vô Đẳng Luân

Bạch Hào Uyển Chuyển Ngũ Tu Di

Cám Mục Trừng Thanh Tứ Đại Hải

Quang Trung Hóa Phật Vô Số Ức

Hóa Bồ Tát Chúng Diệc Vô Biên

Tứ Thập Bát Nguyện Độ Chúng Sinh

Cửu Phẩm Hàm Linh Đăng Bỉ Ngạn

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.

(Niệm Phật cộng tu theo nghi thức cộng tu thông thường)

 

THẬP NGUYỆN PHỔ HIỀN

Nhất giả Lễ kính chư Phật

Nhị giả Xưng tán Như Lai

Tam giả Quảng tu cúng dường

Tứ giả Sám hối nghiệp chướng

Ngũ giả Tùy hỉ công đức

Lục giả Thỉnh chuyển Pháp Luân

Thất giả Thỉnh Phật trụ thế

Bát giả Thường tùy Phật học

Cửu giả Hằng thuận chúng sinh

Thập giả Phổ giai hồi hướng.

Thập phương tam thế nhất thiết Phật

Nhất thiết Bồ Tát Ma Ha Tát

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. 

 

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

An vị Phật (Bồ-tát) công đức thù thắng hạnh,

Vô biên thắng phước giai hồi hướng

Phổ nguyện pháp giới chư chúng sinh,

Tốc vãng vô lượng quang Phật sát,

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,

Nguyện đắc trí huệ chân minh liễu,

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ,

Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.

Nguyện sinh Tây Phương Tịnh Độ trung,

Cửu phẩm Liên Hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh,

Bất thoái Bồ Tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhất thiết

Ngã đẳng dữ chúng sinh

Giai cộng thành Phật đạo.

Nam-mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

 

PHỤC NGUYỆN

Tất cả đệ tử chúng con thành tâm tác lễ an vị tôn tượng kim thân Phật, Bồ-tát……….. Cúi mong Tam bảo thường ở mười phương quang giáng đạo tràng chứng minh cho lòng thành của chúng con, khiến chúng con oan khiên dứt sạch, bệnh căn thuyên giảm, gia quyến an khang, lòng tin Tam Bảo càng sâu, tâm từ đối với chúng sinh tăng trưởng.

Thứ nguyện đồng sám hối cầu siêu, hồi hướng cho các hương linh, anh linh các oan hồn uổng tử, các chiến sĩ trận vong, các anh hùng nghĩa tử được thính pháp nghe kinh, được thừa tư công đức, phát tâm tỉnh giác, lìa khổ tối tăm, khởi niệm từ bi, xa rời đường dữ, tin sâu Tam Bảo, tin cõi Phật an vui. ã

Khắp nguyện: Người mất siêu thăng, người còn phúc lạc, chúng sinh được thấm nhuần mưa pháp, mọi người đều chứng ngộ Phật thừa.

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

 

QUY Y TAM BẢO

Tự quy y Phật,

Đương nguyện chúng sinh,

Thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (một lạy) ã

Tự quy y Pháp

Đương nguyện chúng sinh,

Thâm nhập kinh tạng,

Trí huệ như hải. (một lạy) ã

Tự quy y Tăng,

Đương nguyện chúng sinh,

Thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại.

Hòa Nam Thánh Chúng.  (một lạy) ã

 

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhất thiết

Ngã đẳng dữ chúng sinh

Giai cộng thành Phật đạo  

 

HIỂU ĐÚNG VỀ AN VỊ (KHAI QUANG) TƯỢNG PHẬT

Hỏi: Con thỉnh tượng Phật về nhà thờ cúng, nhưng chưa từng cử hành bất kỳ nghi thức nào, chỉ là mỗi ngày làm thời khóa sớm tối, xin hỏi như pháp không?

Đáp: Như pháp, thỉnh tượng Phật về nhà thờ cúng, không cần bất kỳ nghi thức gì. Tượng Phật thỉnh về nhà cũng không cần khai quang, chuyện này tôi cũng nói rất nhiều. Mọi người đều hi vọng tượng Phật này sẽ linh nghiệm nên nhất định phải khai quang, không khai quang thì sẽ không linh. Bạn thỉnh tôi tới khai quang cho tượng thì sẽ linh, bạn nghĩ thử xem, chi bằng bạn lạy tôi, tôi còn mạnh hơn tượng Phật nhiều. Tôi bảo tượng linh thì sẽ linh, bảo tượng không linh thì sẽ không linh, vậy Phật Bồ-tát đều phải nghe tôi rồi, quan niệm này là sai lầm. Khai quang rốt cuộc là chuyện như thế nào? Tượng Phật mới làm, hoặc là lễ đường, niệm Phật đường mới xây, nghi thức khai mạc, chúng tôi hiện tại không gọi là khai quang, gọi là khai mạc. Lúc khai mạc nhất định phải giảng giải với mọi người, tại sao lại xây dựng cái này, tại sao phải tạo tượng Phật này, tạo tượng Phật này là dụng ý gì, chúng ta cúng dường có lợi ích gì, sau khi nói ra lời này, đây gọi là khai quang. Là tượng Phật khai quang chúng ta, không phải là chúng ta khai quang tượng Phật, bạn xem điều này điên đảo rồi, vậy thì phiền phức lớn.

Giống như chúng ta cúng Quán Âm Bồ-tát, Quán Âm Bồ-tát đại biểu đại từ đại bi, chúng ta nhìn thấy Quán Âm Bồ-tát, phải sinh khởi tâm từ bi của chính mình đối với hết thảy chúng sinh, là Quán Âm Bồ-tát khai quang từ bi của chúng ta; Địa Tạng Bồ-tát là người con hiếu, nhìn thấy Địa Tạng Bồ-tát, chúng ta liền nghĩ tới phải hiếu thuận cha mẹ, khai quang hiếu kính cha mẹ của chúng ta ra, ý nghĩa này không sai, nhất định phải hiểu điều này.

Mỗi vị Phật Bồ-tát giống như môn học trong trường của chúng ta vậy, các ngài đại biểu một môn học, bạn giảng rõ ràng về ngài, nhìn thấy ngài, ngài tới nhắc nhở mình. Bạn nói bạn là người con bất hiếu, có người hằng ngày bên cạnh bạn nhắc nhở bạn “con phải hiếu thuận cha mẹ, con phải hiếu thuận cha mẹ”, nghe vài ngày là bạn liền chán ghét, bạn sẽ oán hận người đó. Phương pháp trong cửa Phật vô cùng xảo diệu, thờ một bức tượng, bạn nhìn thấy Địa Tạng Bồ-tát rất hoan hỷ, nhìn thấy ngài, ngài đang nhắc nhở bạn; nhìn thấy Quán Âm Bồ-tát sẽ nhắc nhở bạn phải từ bi đối với người khác. Cho nên, hình tượng của tất cả chư Phật Bồ-tát đều là ý này, nhất định không được hiểu sai ý nghĩa, hiểu sai ý nghĩa thì bạn sẽ mắc lừa. Không những Phật Bồ-tát không khai quang của bạn mà bạn càng mê càng sâu, bạn thực sự là mê tín.

Trích “Học Phật Vấn Đáp – Kỳ 16” – HT Tịnh Không trả lời câu hỏi cho đồng tu tại Hồng Kông, ngày 09/09/2005.

Mấy ngày hôm nay có đồng học từ Đại Lục đến đây tham học, hỏi tôi là: Trong nhà anh có cúng dường tượng Phật vẫn chưa khai quang thì có cần mời Pháp sư đến khai quang hay không? Khai quang là ý nghĩa gì vậy?

Ý nghĩa thật sự của khai quang chính là khi pho tượng này làm xong rồi thì chúng ta bắt đầu sử dụng, khi bắt đầu sử dụng nhất định phải đem ý nghĩa tạo tượng nói rõ ràng minh bạch thì đó gọi là khai quang. Sau đó khi bạn nhìn thấy pho tượng này thì quang minh tự tính của chính bạn liền hiển lộ, là tượng Phật khai quang cho chúng ta, không phải là người khai quang cho tượng Phật. Vị Pháp sư này khai quang cho tượng Phật thì pho tượng này sẽ linh thiêng, nếu không khai quang thì tượng Phật sẽ không linh thiêng nữa, vậy thì tôi hỏi bạn: bạn lễ bái pho tượng Phật đó để làm gì? Bạn lễ bái Pháp sư là được rồi, Pháp sư làm cho tượng Phật linh thiêng thì sẽ linh thiêng, làm cho tượng Phật không linh thiêng thì tượng Phật sẽ không linh thiêng, bản lãnh của Pháp sư vượt qua pho tượng Phật rồi, sao lại có thể ngu si đến như vậy?

Cho nên bạn cúng dường pho tượng Phật này, tượng Phật là thời thời khắc khắc khai mở quang minh tự tính của bạn, trong nhà bạn cúng dường tượng Địa Tạng Vương Bồ-tát, khi bạn nhìn thấy tượng Địa Tạng Vương Bồ-tát thì liền nghĩ đến mình cần phải hiếu thuận cha mẹ, mình cần phải tôn kính sư trưởng. Ý niệm này vừa sinh thì chính là quang minh rồi. Khi nhìn thấy tượng Quán Thế Âm Bồ-tát tôi liền hiểu rằng tôi cần phải lấy tâm từ bi, tâm yêu thương đối với hết thảy chúng sinh. Khi nhìn thấy tượng tâm liền sinh khởi lên, điều này gọi là khai quang. Cho nên, hình tượng Phật Bồ-tát có nhiều như vậy chính là tính đức của tự tính chúng ta vô lượng vô biên, mỗi một tạo tượng là đại biểu cho một loại tính đức. Thế nên Phật giáo không phải là đa thần giáo, không phải là phiếm thần giáo mà là một công cụ dạy học. Tuy chúng ta không hiểu ý nghĩa này nhưng nhìn thấy tượng Phật có lợi ích hay không? Cũng có lợi ích, đó là trong nội tâm sâu thẳm đã trồng chủng tử của hình tượng Phật Bồ-tát rồi, chủng tử này là chủng tử tốt, không phải chủng tử xấu. Sau này gặp được duyên, vừa nghe người khác giải thích bạn liền sẽ giác ngộ. Biết được việc tạo tượng có rất nhiều ý nghĩa ở trong đó, cho nên không nên xem tượng Phật như là Thần minh, như vậy là sai rồi.

Người thông thường hiện nay không tìm hiểu những đạo lý này nên Phật giáo biến thành tôn giáo rồi. Phật giáo nguyên bản vốn không phải là tôn giáo mà là giáo dục, bạn nói xem, biến thành tôn giáo có đáng đau buồn không chứ? Biến hình tượng Phật Bồ-tát thành Thần minh để quỳ lạy, điều này gọi là mê tín.

Trong nhà Phật có lễ bái, có nghi thức, những nghi thức đó hoàn toàn là ý nghĩa giáo dục, đều là biểu pháp. Những dụng cụ cúng dường trước hình tượng Phật Bồ-tát, trong những đồ bày cúng chúng ta nhất định phải có hương, hương biểu đạt ý nghĩa gì vậy? Hương biểu đạt tín hương, biểu đạt Giới Định Huệ. Đó là Giới hương, Định hương, Huệ hương. Hương có thể làm cho thân tâm được vui vẻ, Phật Bồ-tát dạy chúng ta điều gì khiến cho thân tâm chúng ta vui sướng nhất? Đó là Giới Định Huệ. Cho nên nén hương này là đại biểu cho Giới Định Huệ. Chúng ta nhìn thấy rồi, ngửi thấy rồi thì liền nghĩ đến tôi phải tu Giới, tu Định, tu Huệ. Đó là ý nghĩa này, không phải là Phật Bồ-tát muốn ngửi hương, đều là hiểu sai rồi.

Cúng một ly nước cũng không phải các Ngài muốn uống, nước biểu đạt cho điều gì? Nước biểu đạt cho tâm chúng ta, nhìn thấy nước thì nghĩ tâm chúng ta cần thanh tịnh, không ô nhiễm như nước, cần nghĩ tâm chúng ta bình đẳng không khởi sóng như nước này, khiến chúng ta nhìn thấy hình tượng này rồi học tập. Tâm của chúng ta từ sáng đến tối vọng niệm rất nhiều, vọng niệm là sóng, tham sân si mạn trong tâm chính là ô nhiễm. Cho nên khi cúng dường không thể cúng trà mà phải cúng nước trong, nước trà có màu sắc nên bị ô nhiễm rồi, cúng nước trà thì xem như là cúng tham sân si, cho nên không thể cúng nước trà mà phải cúng nước trong. Đó chỉ là biểu pháp, đều để chúng ta sau khi nhìn thấy rồi thì lập tức giác ngộ, tôi trong cuộc sống hàng ngày xử sự đãi người tiếp vật cần dùng tâm thế nào, phải dùng tâm thái như thế nào?

Cúng hoa, hoa đại biểu cho nhân, sau khi khai hoa sẽ là kết quả, hoa tốt thì quả tốt, hoa tốt là trồng thiện nhân, bạn tương lai sẽ được thiện quả. Không có một điều gì là không nhắc nhở bạn ví dụ như cúng đèn nến, đèn nến đại biểu cho “Đốt cháy chính mình để soi sáng cho người khác”, người ngày nay nói là hy sinh phụng hiến bản thân mình, là biểu đạt cái ý nghĩa này.

Trích “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” – Tập 87/128.

Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Singapore.


 

Các Bài Nghi Thức Cúng